Chỉnh lý quyết toán

Navigation:  4. Hướng dẫn sử dụng > Kế toán tổng hợp > Quyết toán cuối năm >

Chỉnh lý quyết toán

Previous pageReturn to chapter overviewNext page

1. Mô tả nghiệp vụ

Tại các đơn vị hành chính sự nghiệp thì đến ngày 31/12 vẫn còn tồn tại một số khoản thu thuộc ngân sách năm chưa nộp hết vào Ngân sách nhà nước, đồng thời tồn tại một số khoản chi ngân sách nhà nước của năm ngân sách nhưng chưa tập hợp đủ hồ sơ chứng từ để làm thủ tục thanh toán với kho bạc. Do đó, theo quy định, đơn vị HCSN được cho phép nộp tiếp các khoản thu thuộc ngân sách năm vào NSNN, đồng thời quyết toán tiếp các khoản chi thuộc ngân sách năm nay cho đến hết 31/01 năm sau.

Thời gian từ ngày 01/01 năm sau đến 31/01 năm sau được gọi là thời gian chỉnh lý quyết toán (tức là thời gian được phép tiếp tục thu chi sửa chữa số liệu ngân sách)

Trong thời gian chỉnh lý quyết toán, đơn vị sử dụng ngân sách được tiếp tục:

- Thanh toán tạm ứng các khoản đã tạm ứng từ trong năm ngân sách

- Làm thủ tục ghi thu ghi chi các khoản thu chi hoạt động sự nghiệp

- Nộp các khoản thu thuộc năm ngân sách nhưng chưa nộp hết vào Kho bạc NN

- Điều chỉnh số liệu thu chi ngân sách nếu có phát hiện ra các sai sót

- Nộp lại các khoản kinh phí đã tạm ứng nhưng không chi hết

Kết thúc thời gian chỉnh lý quyết toán, toàn bộ số liệu thu chi ngân sách sẽ được tổng kết lại để lập báo cáo quyết toán, không được tiếp tục ghi nhận các nghiệp vụ phát sinh của năm sau vào năm ngân sách trước.

2. Các bước thực hiện

Khi phát sinh chứng từ tháng chỉnh lý, vẫn thực hiện hạch toán vào các phân hệ tương ứng trên phần mềm.

Khi nhập chứng từ, anh chị lưu ý:

Ngày chứng từ: Là ngày thực tế phát sinh chứng từ đó, thông thường vào Quý 1 của năm tài chính kế tiếp, ví dụ: 20/01/2018

Ngày hạch toán: Là ngày 31/12/2017.

Sau khi hạch toán các chứng từ phát sinh tháng chỉnh lý, đơn vị có thể xem báo cáo liên quan, ví dụ:

Xem riêng báo cáo tháng chỉnh lý:

o Là cách xem báo cáo chỉ thể hiện số liệu trong thời gian chỉnh lý quyết toán. Khi đó phần mềm căn cứ các chứng từ phát sinh trong tháng chỉnh lý, thỏa mãn điều kiện: Có ngày chứng từ thuộc quý I năm sau, ngày hạch toán là 31.12 của năm tài chính hiện hành, như đã hướng dẫn hạch toán ở trên.

o Để xem riêng báo cáo tháng chỉnh lý, khi in báo cáo, ở hộp Tham số báo cáo, anh chị không cần lựa chọn thời gian, chỉ cần tích vào ô "In tháng chỉnh lý quyết toán" là được.

Xem cả năm bao gồm tháng chỉnh lý.

o Là cách xem báo cáo thể hiện số liệu của cả 12 tháng trong năm tài chính hiện hành và cả trong thời gian chỉnh lý quyết toán. Khi đó phần mềm căn cứ các chứng từ phát sinh thỏa mãn điều kiện: Có ngày hạch toán là từ 1.1 đến 31.12 của năm tài chính hiện hành, như vậy đã bao gồm các chứng từ của 12 tháng thông thường, và các chứng từ hạch toán trong thời gian chỉnh lý. Bằng cách xem này, anh chị có thể xem được một cách tổng quát nhất toàn bộ phát sinh của năm tài chính đó.

o Để xem  báo cáo cả năm bao gồm tháng chỉnh lý, khi in báo cáo, ở hộp Tham số báo cáo, anh chị chọn kỳ báo cáo là Năm nay, đồng thời tích vào ô "Bao gồm chứng từ chỉnh lý quyết toán" là được.